Ở châu Á Hình_tượng_con_cú_trong_văn_hóa

Nhật Bản

Đồ dùng hình chim cú ở Nhật Bản

Trong văn hóa Nhật hiện đại, hình tượng may mắn của cú xuất phát từ cách phát âm tiếng chim cú Fukuro vốn có thể được viết theo nhiều nhóm chữ. Một nhóm mang ý nghĩa may mắn, trong đó từ Fuku (福) có nghĩa là may mắn và Ku (来) có nghĩa tương tự động từ "đến" và Ro (郎) như hậu tố tên chung của con trai như vậy, Fukuro có nghĩa là may mắn đến hoặc một bùa may mắn để chào đón thần tài. Nhóm còn lại ý nghĩa là Bảo vệ khỏi gian nguy trong đó, Fu còn có nghĩa "không có" còn Kuro nghĩa là "khó khăn" nên chim cú còn được coi là biểu tượng giúp con người vượt qua khó khăn hoặc đẩy lùi khó khăn trong cuộc sống, với lối chơi chữ như vậy, chim cú đã có vai trò khác biệt và trở nên nổi tiếng là những Engimono có nghĩa là bùa may mắn[1].

Nhưng chú chim cú không chỉ là biểu tượng của may mắn mà tại nhiều vùng miền khác nhau, mà còn có những ý nghĩa khác, chúng con có những vai trò lịch sử khác nhau (chẳng hạn như Linh điêu bảo hộ hay loài chim dự báo thời tiết) nhưng những ý nghĩa này đã dần dần biến mất theo thời gian. Từ thời phục hưng Minh Trị năm 1868, khi Nhật Bản mở cửa cho người Tây dương thâm nhập thì hình tượng của loài cú đã thay đổi. Loài cú làm đại diện cho thu hút vận may và bảo hộ đang tồn tại cùng quan điểm hiện đại, theo đó, loại cú nay còn là hiện thân của trí tuệ theo cách thức thú vị và phi thường giống như cách nhìn của phương Tây hơn.

Nhiều người Nhật hay đeo trên người một món đồ có hình chim cú, nhiều người khác thường mang bên mình linh phù hình chim cú, một số người tin rằng màu sắc và hình dáng khác nhau của biểu tượng con cú sẽ mang tới những may mắn và sức mạnh khác nhau đó là lý do tại sao có rất nhiều đồ lưu niệm, đồ dùng hình cú được sản xuất theo nhiều kiểu dáng, mẫu mã được bán tại Nhật[1] Ở các cửa hàng hoặc đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản sẽ thường bắt gặp những hình chim cú là dây đeo cổ, decal, ốp hay dây đeo điện thoại, thú nhồi bông với đủ hình thù và kích cỡ của những biểu tượng con cú cũng như những biểu tượng phổ biến khác như mèo Hello Kitty hay gấu Rilakkuma.

Việt Nam

Một con chim cú đang đậu trên một gốc cây cổ thụ ở Trà Vinh

Việt Nam quan niệm chim hay chim lợn mang lại những sự chết chóc, điềm gở xui xẻo với quan niệm cho rằng chim lợn kêu là có người chết, chim lợn kêu ở đâu thì ở đó chắc chắn có người chết, đây là quan niệm khá phổ biến ở nhiều địa phương, theo đó người ta đồn rằng chim lợn kêu là có người chết, chim lợn kêu 7 tiếng sẽ ứng vận vào nam giới, còn 9 tiếng ứng vận vào nữ giới phải bỏ mạng. Quan niệm này khiến người dân ở nhiều địa phương hoang mang, lo lắng, những cái chết trùng hợp gắn với tiếng chim lợn là nỗi ám ảnh với những người ở quê[2]

Trong quan niệm dân gian nói chung, cú và tiếng kêu của cú là biểu tượng của điềm xấu, điềm gở. Theo quan niệm mê tín, hễ nhà ai có cú đến đậu đầu nhà, kêu ba tiếng, thì nếu không chết người thì cũng ốm đau nặng, nhất là những gia đình đang có người bệnh. Cú có tiếng kêu đanh, dữ dội, gây cảm giác rợn người (nên mới có câu "cú kêu cho ma ăn"). Tiếng kêu của cú mèo hay cú lợn trong đêm khuya đã bị coi là mang lại xui xẻo, là tiếng gọi vong hồn từ một nơi xa thẳm vì chim cú gắn với điềm gở và người ta hay nghe kể nhiều câu chuyện liên quan đến tiếng kêu trong đêm của cú[3]

Nếu có con chim bay vào nhà, đậu ngoài hiên hoặc đậu bên ngoài nhưng chĩa mỏ vào nhà thuộc các loài cú, diều hâu, quạ, ác là, thì đó là điềm báo gia chủ sắp gặp điều chết chóc, xui xẻo, người bị bệnh thường khó qua khỏi[7]. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, chim lợn không những không đáng sợ mà nó còn là loài chim có ích cho nông nghiệp[2] nó không phải là loài mang lại sự đen đủi mà cú còn đóng vai trò là thiên địch trong việc săn bắt chuột một loài gặm nhấm phá hoại mùa màng, nông sản của người dân[3]. Người ta cũng dùng hình tượng “cặp mắt cú vọ” để chỉ về cách nhìn xăm soi, dữ tợn. Cái nhìn của cú, con mắt của cú đối với họ là nỗi sợ hãi nên có câu "dòm như cú dòm nhà bệnh" hay "cú dòm nhà bệnh" để ví với ý định xấu của người nào đó có rắp tâm làm hại người. Gần đây, những người chuyên thông báo tin tức, thường là để phục vụ cho những việc làm phi pháp hoặc bị coi là xấu (chẳng hạn buôn lậu) cũng được gọi bằng tiếng lóng là chim lợn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình_tượng_con_cú_trong_văn_hóa https://naturecanada.ca/news/blog/the-snowy-owl-to... https://ngoisao.net/tin-tuc/an-choi/choi-dau/y-ngh... https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghi... https://en.wikipedia.org/wiki/Bee_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Cicada_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Coyote_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Emmet_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Fictional_depictions... https://en.wikipedia.org/wiki/Ged_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Giant_squid_in_popul...